Kính Mắt Quang Hưng
.
Tìm sản phẩm
Số Lượt Truy Cập
mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay1249
mod_vvisit_counterHôm qua1354
mod_vvisit_counterTuần này3643
mod_vvisit_counterTuần trước5580
mod_vvisit_counterTháng này4417
mod_vvisit_counterTháng trước26031
mod_vvisit_counterTất cả2992231

Online (20 phút trước): 31
IP máy bạn: 18.97.14.85
,
Hôm nay: 2024-12-04 15:32

Hiểu Biết Về Mắt

Lão thị

Lão thị là một tật về mắt thường xuất hiện ở tuổi già. Khi người ta càng nhiều tuổi thì thủy tinh thể càng kém đàn hồi. Thường thì ở độ tuổi 40 đến đầu 60 thì người ta nhận thấy bản thân bị lão thị. Song thực ra, tật lão thị đã bắt đầu xuất hiện và hình thành từ độ tuổi 30.

 

Nguyên lý của mắt lão thị cũng giống như viễn thị và do đó có thể khắc phục được bằng việc đeo một thấu kính lồi phù hợp. Tuy nhiên, trái với viễn thị, càng nhiều tuổi thì tật lão thị càng trở nên nặng hơn đòi hỏi phải sử dụng thấu kính có độ lồi lớn hơn.
Khi ta còn trẻ, thủy tinh thể còn mềm và rất đàn hồi, dễ dàng thay đổi hình dạng để điều tiết, giúp nhìn rõ vật cả ở xa và ở gần. Từ 40 tuổi trở lên, thủy tinh thể bắt đầu bị lão hóa và xơ cứng, trở nên kém đàn hồi, không thể dễ dàng thay đổi hình dạng như trước nữa, khiến ta khó nhìn rõ hơn khi đọc sách. Tình trạng này hoàn toàn không phải là bệnh lý và được gọi là lão thị. Lão thị cũng có thể có kèm theo cận thị, viễn thị hoặc loạn thị.

 

Để chỉnh tật lão thị, cần đến bác sĩ nhãn khoa thăm khám để dùng kính thích hợp.

 

Loạn thị

Image

Loạn thị là một tật về mắt liên quan đến khúc xạ. Ở mắt bình thường, các tia hình ảnh sau khi đi qua giác mạc thì được hội tụ ở một điểm trên võng mạc. Nhưng ở mắt loạn thị, các tia hình ảnh lại được hội tụ ở nhiều điểm trên võng mạc khiến cho người loạn thị thấy hình ảnh nhòe, không rõ. Nguyên nhân của loạn thị là giác mạc có hình dạng bất thường khiến khả năng tập trung ánh sáng của giác mạc bị giảm đi. Loạn thị có thể đi kèm với cận thị thành tật cận loạn, hoặc đi kèm với viễn thị thành tật viễn loạn.

 

Viễn thị

Image Trong tật viễn thị, các tia sáng hội tụ ở sau võng mạc. Nguyên nhân viễn thị thường do giác mạc dẹt quá hoặc do giảm độ dài trục trước-sau của mắt. Mắt viễn thị nhẹ nhìn xa có thể bình thường nếu còn điều tiết tốt. Những trường hợp điều tiết giảm hoặc viễn thị nặng có thể bị mờ cả khi nhìn xa lẫn nhìn gần. Nhiều người nghĩ đơn giản rằng viễn thị là chỉ nhìn được xa, cũng như cận thị là chỉ nhìn được gần.

Điều đó chỉ đúng một phần, vì khi bị viễn thị nặng thì người bệnh nhìn xa cũng không rõ, nghĩa là mắt nhìn mờ cả xa lẫn gần, càng nhìn gần lại càng mờ. Đến hiệu kính thử mắt, không có kính nào giúp nhìn rõ. Về phương diện quang học, viễn thị có nghĩa là khi nhìn một vật ở xa, ảnh hiện ở đằng sau mắt, chứ không hiện ngay trên võng mạc. Cũng giống như trong chụp ảnh, khi đo khoảng cách không đúng, ảnh sẽ hiện đằng sau phim và bị mờ. Ngược lại, với cận thị, ảnh hiện ở phía trước võng mạc. Cận thị là do mắt hội tụ quá nhiều, trong khi viễn thị là do mắt có độ hội tụ yếu. Muốn nhìn rõ, mắt phải thường xuyên điều tiết, tức là các cơ mắt phải co kéo để thủy tinh thể tăng độ hội tụ, đưa ảnh từ phía sau hiện trên võng mạc.

 

Cận thị

Image

Cận thị là một tật liên quan đến khúc xạ ở mắt. Người bị cận thị có thể nhìn bình thường đối với những mục tiêu ở cự ly gần, nhưng không nhìn rõ đối với những mục tiêu ở cự ly xa nếu mắt không điều tiết. Nguyên nhân của cận thị là do giác mạc vồng quá hoặc do trục trước - sau của cầu mắt dài quá khiến cho hình ảnh không hội tụ đúng võng mạc như mắt bình thường mà lại hội tụ ở phía trước võng mạc.

Cách khắc phục trong những trường hợp này : muốn nhìn rõ vật ở khoảng cách bình thường phải đeo kính cận (kính có mặt lõm - kính phân kỳ) để làm giảm độ hội tụ cho ảnh lùi về đúng võng mạc.

Có nhận thức sai lầm rằng người cận thị về già thì độ cận sẽ giảm đi. Thực tế, người trẻ bị cận thị nếu không chữa khi về già sẽ bị thêm viễn thị, nghĩa là sẽ nhìn không rõ cả những mục tiêu ở cự ly gần lẫn những mục tiêu ở cự ly xa mà chỉ nhìn được các mục tiêu ở cự ly trung bình. Để khắc phục, người bị tật cận - viễn cần đeo kính hai tròng với mắt kính ghép một nửa lồi, một nửa lõm.

Trong tật cận thị, các tia sáng hội tụ ở trước võng mạc. Nguyên nhân cận thị thường do giác mạc vồng quá hoặc do tăng độ dài trục trước-sau của mắt. Mắt cận thị nhìn xa không rõ nhưng nhìn gần có thể bình thường. Những mắt cận thị nặng (trên 8,00 D) có thể kèm theo tổn thương của võng mạc là nguy cơ gây ra bong võng mạc.

 

 

Mắt bình thường

Image

Mắt bình thường

Khi chúng ta nhìn một vật, các tia sáng song song đi từ vật đến mắt sẽ qua các môi trường khúc xạ của mắt và hội tụ ở võng mạc (lớp màng thần kinh của mắt). Từ võng mạc, các tín hiệu thần kinh được truyền lên não, nhờ đó chúng ta thấy được hình ảnh của vật. Trong hệ thống khúc xạ của mắt, 2 thành phần quan trọng nhất là giác mạc và thể thuỷ tinh. Giác mạc là một lớp màng trong suốt ở phần trước nhãn cầu, có công suất chiếm khoảng 2/3 tổng công suất khúc xạ của mắt. Vì vậy, phần lớn các phẫu thuật khúc xạ đều nhằm điều chỉnh hình dạng giác mạc.

Thể thuỷ tinh có dạng một thấu kính hội tụ, ngoài vai trò đóng góp cho khúc xạ của mắt, thể thuỷ tinh còn có chức năng điều tiết. Khi thể thuỷ tinh thay đổi hình dạng (vồng hơn hoặc dẹt hơn), công suất khúc xạ sẽ thay đổi, nhờ đó mắt ta nhìn được rõ các vật ở tất cả mọi khoảng cách khác nhau.

Để cho mắt nhìn được rõ chi tiết của vật thì các tia sáng phải hội tụ đúng trên võng mạc. Bất thường ở hệ thống khúc xạ của mắt làm cho các tia sáng không hội tụ ở giác mạc được gọi là các tật khúc xạ. Mắt có tật khúc xạ nhìn vật sẽ bị mờ.

 

 


Thành viên
Quang Hưng Optical
Đường dây nóng
Tel: 84-243-574-6136
Sản phẩm HOT

Giá: Liên hệ
Giá: 5.100.000 VNĐ
Công Ty TNHH Kính Mắt Quang Hưng - Quang Hung Optical Co.,Ltd
20 Tôn Thất Tùng, Đống Đa - Điện thoại: 024-3574-6136
188 Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội - Điện thoại: 024-3872-0808

Fax: +84-4-35.746.818 | Email: kinhmatquanghung@gmail.com


Bản quyền thuộc về Kính Mắt Quang Hưng